Triều đại Hậu Lê – Lê Trung Hưng (1533 – 1789)

HLVN – Nhà Lê trung hưng (chữ Hán: 黎中興朝, Hán Việt: Lê trung hưng triều, 1533–1789) là giai đoạn tiếp theo của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê (tiếp nối nhà Lê Sơ) trong lịch sử Việt Nam, được thành lập sau khi Lê Trang Tông với sự phò tá của cựu thần nhà Lê sơ là Nguyễn Kim được đưa lên ngôi báu. Vùng đất Vạn Lại – Yên Trường (thuộc huyện Thụy Nguyên, nay là các xã Thuận Minh, Thọ Lập) để lập hành cung. Ngày 16/4 năm Quý Tỵ 1593 sau gần 70 năm sau khi đánh thắng nhà Mạc, sự nghiệp trung hưng nhà Lê hoàn thành vua Lê Thế Tông từ hành cung Vạn Lại được rước về Đông Kinh (1593–1789).

 Đây là triều đại dài nhất so với các triều đại Việt Nam tồn tại 256 năm với 16 vị vua bao gồm: Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Thế Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Đế Duy Phương, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông, Lê Hiển Tông và Lê Mẫn Đế. Đây là thời kỳ lãnh thổ Việt Nam được mở rộng nhiều lần nhất.

Tại Thọ Xuân, trong thời gian 47 năm (1546 – 1593) hành điện được chuyển qua chuyển lại giữa Vạn Lại và Yên Trường nhiều lần (Đại Việt sử ký toàn thư). Chính tại nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện.

Về văn hóa: Những thành tựu về kiến trúc nhiều đình chùa đền miếu được trùng tu, xây dựng, tiêu biểu như Hành cung Yên Trường, đền Cung Từ hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần (tại Thọ Diên ngày nay), đền thờ  Lê Đại Hành (tại xã Xuân Lập); các trò diễn như trò Ngô, trò diễn Xuân Phả (Xuân Trường) là những đóng góp cho lịch sử sân khấu dân tộc ở thời kì này;

Về giáo dục: ở Vạn Lại đã tổ chức 7 khoá thi đã có nhiều hiền tài có công với đất nước vào những năm cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Đó là các tiến sĩ Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Thưc, Lê Trạc Tú… Trong số 45 người đỗ tiến sĩ ở Vạn Lại có hơn 30 người trở thành thượng thư, nhiều người được nhà vua cử đi sứ. Một số người sau khi đỗ tiến sĩ và làm quan và gắn bó với mảnh đất Vạn Lại như Phùng Khắc Khoan. Tại Văn Miếu Hà Nội ngày nay có 82 bia tiến sĩ, trong đó có 7 bia ghi các tiến sĩ đỗ các khoa thi ở Vạn Lại.

Sơ đồ Nhà Lê Trung Hưng – Chúa Trịnh – Chúa Nguyễn

 (1533 – 1789)

 VUA LÊ TRANG TÔNG (1533 – 1548)

Vua tên húy là Lê Ninh, con trai của Chiêu Tông, mẹ là Gia Khánh Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Quỳnh, người sách Cao Trĩ, huyện Thụy Nguyên.

Vua sinh giờ Tỵ ngày 15 tháng 10 năm Tân Sửu. Bây giờ Đăng Dung tiếm ngôi, mẹ lánh nạn vào ở sách Trung Lập, huyện Nông Cống, sống ở nhà Lê Lan.

Nguyễn Kim nuôi dưỡng sĩ tốt, chiêu hiền đói sỹ, ngầm sai người tỡm con chỏu nhà Lờ để lập ngụi, rồi tỡm được Lê Ninh là con của Chiêu Tông, bèn đón sang Ai Lao.

Năm Quý Tỵ (1533), ngày 18 tháng 2, tôn Lê Ninh lên ngôi, đổi niên hiệu một lần là Nguyên Hòa, 16 năm, bắt đầu từ năm Nhâm Thân.

Năm sau vua tôn Đại tướng quân Nguyễn Kim là Thượng phụ Thái sư, Hưng Quốc công, Chưởng nội ngoại, kết giao với vua Ai Lao, nhờ họ giúp đỡ binh lương để mưu đồ việc lấy lại nước.

Ngày 27 tháng 2, chư quân đón Vua về Cố đô. Ngày 17 tháng 10 về tới Lam Sơn, lập doanh trại ở các phường như Dao Xá, phụng sự tôn điện, dựng nhà Thái Miếu ở xứ Du Tiên, thôn Tiền, chiêu tập các phường ở Lam Sơn, chỉ còn các phường như: Lam Sơn, Hưng Khánh, Phúc Lâm, Dao Xá phụng thờ Tôn điện. Vua ban sắc cho các phường là “Nội phụng nhiêu dân”, vẫn tuân theo lệ cũ. Mệnh cho Lê Văn Tích Thôn Dao Xá làm Hương quan; Trịnh Văn Khải phường Lam Sơn làm Hương sư, biên chép số người và số ruộng của bản hương, cùng số hộ của các xã đúng như cựu điền.

 Ngày rằm năm Bính Tý, Vua lập hành cung tại sách Vạn Lại, Lạng Quốc công (Trịnh Kiểm) tới báo tin thắng trận, Ái Châu (Thanh Hóa) đó dẹp yên.

Ngày 29 tháng giêng năm Mậu Thân (1548), Vua băng hà ở ngôi được 6 năm, thọ 34 tuổi, táng ở Cảnh Bằng sách Trung Lập, Lam Sơn. Dâng tôn hiệu: Dụ Hoàng đế, miếu hiệu là Trang Tông. Sinh con là Lê Giản, tức Trung Tông.

  TRUNG TÔNG VŨ HOÀNG ĐẾ

Vua Lê Trung tông là vị vua thứ hai của triều Lê Trung Hưng. Vua huý là Lê Duy Huyên, miếu hiệu Trung tông Vũ hoàng đế, là con trưởng của vua Trang tông, mẹ là Trinh Thục Hoàng thái hậu Lê Thị Ngọc Tông, người xã Thuỷ Chú, huyện Lôi Dương.

Vua sinh giờ Hợi, ngày 6 tháng 12 năm 1533, lên ngôi ngày 13 tháng 2 năm 1548 ở sách Vạn Lại đặt niên hiệu là Thuận Bình, phong cho Trịnh Kiểm là Lương Quốc Công quyết định mọi việc triều chính.

Năm Quý Sửu (1553), Vua rời hành cung về An Trường.

Ngày 24 tháng Giêng năm Bính Thìn ( 1556) Vua băng, không có  con nối ngôi, ở ngôi 8 năm, thọ 23 tuổi, táng ở Dụ lăng, Dao Xá, Lam Sơn.

 VUA LÊ ANH TÔNG

(1556 – 1573)

 Vua Lê Anh Tông tên húy là Duy Bang, cháu 5 đời của Lê Trừ, anh thứ hai của Lê Thái Tổ, Lê Trừ sinh ra Lê Khang, Khang sinh ra Thọ, Thọ sinh ra Duy Thiệu, Duy Thiệu sinh ra Duy Khoáng. Duy Khoáng lấy vợ người hương Bố Vệ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sinh ra Lê Duy Bang (Lê Anh Tông).

Vua Lê Anh Tông sinh năm Nhâm Thân (1532). Khi Lê Trung Tông mất, không có con nối dõi, thái sư Trịnh Kiểm cùng các đại thần tìm được Lê Duy Bang đang sống ở hương Bố Vệ đó đón về lập làm vua. Vua Lê Anh Tông lên ngôi năm Bính Thìn (1556), khi đó ông đó 25 tuổi, trong thời gian ở ngôi, Lê Trung Tông đặt niên hiệu 3 lần: Thiên Hựu từ năm 1556 – 1557, Chính Trị từ năm 1558 – 1571, Hồng Phúc từ 1572 – 1573.

Khi Trịnh Kiểm còn sống mọi quyền hành trong triều đều do Trịnh Kiểm quyết định, vua chỉ việc nghe theo. Các trận đánh lớn với quân Mạc đều do Trịnh Kiểm chia quân điều khiển, ngay cả khi Lê Duy Hàn là em vua ngầm có chí khác lẻn vào cung lấy trộm ấn báu, bị bắt, vua xá tội cho, đến khi Duy Hàn phạm tội giết người, vua cũng giao cho thái sư Trịnh Kiểm toàn quyền xét xử.

Tháng 2 năm Canh Ngọ (1570) Trịnh Kiểm ốm nặng rồi mất. Anh em Trịnh Cối và Trịnh Tùng tranh giành nhau quyền bính, lúc này tình hình nhà Lê bị chia rẽ và suy yếu, nhưng vua Lê Anh Tông đó trực tiếp điều hành, dàn xếp mâu thuẫn này. Các tướng nhà Lê như Lê Cập Đệ cũng tỏ ra có năng lực lập được nhiều chiến công. Lê Anh Tông cũng đó cú nhiều lần cầm quân ra trận. Mặc dự vậy nhưng Lê Anh Tông vẫn tín nhiệm và trao quyền hành cao nhất cho Trịnh Tùng tước trưởng quận công, nắm giữ binh quyền, nhưng nhiều lần vua vẫn làm đô tướng thống đốc đại binh đem quân cùng Trịnh Tùng ra đánh nhà Mạc ở phía bắc. Do vậy quan hệ giữa vua và chúa có phần hòa thuận. Sang tháng 3 năm Nhâm Thân (1572) Lê Cập Đệ ngầm có chí khác rủ Trịnh Tùng đi thuyền ra giữa sông mưu giết, Trịnh Tùng biết được nên việc không thành, từ đó hai nhà Lê Trịnh thù oán nhau. Bên ngoài tỏ ra hợp sức với nhau để đánh Mạc nhưng bên trong vẫn đề phòng. Sau đó Trịnh Tùng lập mưu giết Lê Cập Đệ, một số quần thần như Cảnh Hấp và Đinh Ngạn nói với vua rằng: Tả tướng nắm binh quyền to như vậy bệ hạ khó lòng đứng được, vua nghe nói thế vừa sợ vừa ngờ, bèn ban đêm chạy ra ngoài cùng 4 hoàng tử, chạy vào Nghệ An năm 1572. Trịnh tùng cùng với bề tôi lập con thứ 5 của vua là Lê Duy Đàm lên làm vua và sai Nguyễn Hữu Liên đi đón vua cũ về (Lê Anh Tông). Ngày 22 tháng giêng năm Nhâm Thân vua về tới xã Đỗ Xá, huyện Nông Cống thì Trịnh Tùng sai người thắt cổ giết chết vua, vua ở ngôi 17 năm thọ 42 tuổi, táng ở lăng Hoa Cao, thôn Trịnh Xá, xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn.

Vua Lê Anh Tông sinh được 5 người con trai 1 người con gái, trưởng nam là Lê Duy Sách tức Chủ Sản, mẹ là Lê Thị Ngọc Quế người xã Tam Lư, huyện Lôi Dương, sinh 2 con trai 1 con gái; thứ nam là Lê Duy Lựu, thứ 3 là Lê Duy Ngạch, mẹ là Lê Thị Ngọc Bền, người sách Nông Vụ. Thứ 4 là Lê Duy Tùng, thứ 5 là Lê Duy Đàm (Lê Thế Tông); Trưởng nữ là Ngọc Lễ (theo Hoàng Đình Phùng).

Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép rằng: Vua Lê Anh Tông nhờ huân thần tôn lập, mưu cuộc trung tâm, thật là mệnh trời trao cho vậy, song sự nghiệp chưa xong một nửa, lòng nghi hoặc dần nảy sinh, chỉ tin lời dèm pha mà siêu bạt ra ngoài, thương thay!

                                                   

  VUA LÊ THẾ TÔNG (1573-1599)

 Vua huý là Duy Đàm, là con út của vua Anh Tông, mẹ là Tuy Khánh Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Diễm, là ngư­­ời xã Bố Vệ, huyện Đông sơn.

Vua sinh ngày 12 tháng 11 năm Đinh Mão, niên hiệu Chính trị thứ 10 (1567), mất năm Kỷ Hợi 1599 là vị vua thứ tư nhà Hậu Lê vào thời Lê Trung Hưng của Việt Nam.

Tháng Giêng năm Quý Dậu (1573) được Trịnh Tùng đưa lên ngôi vua, (trước khi sai Tống Đức Vị sát hại vua Lê Anh Tông (Duy Bang).

Vua Thế Tụng cai trị trong thời kỳ mà Trịnh Tùng đó chiếm được kinh thành từ tay nhà Mạc. Kể từ đây, quyền lực thực sự đó rơi vào tay Trịnh Tùng, vua không có thực quyền trong tay, bắt đầu thời kỳ được gọi là thời Vua Lê – chúa Trịnh.

Ngày 24 tháng 8 năm Kỷ Hợi 1599, vua Thế Tông mất, ở ngôi được 26 năm, thọ 33 tuổi táng ở Hoa Nhạc lăng tại Đông Sơn, Thanh Hoá.

Vua sinh đư­­ợc 2 con trai và 4 con gái. Trư­­ởng là Duy Từ (mất ngày 29 tháng Giêng, mẹ là Ngọc Sơn Uy Lê Thị Đoan). Thứ là Duy Tân (tức vua Kính Tông). Trưởng nữ là Ngọc Ph­­ương, thứ là Ngọc Địch, ba là Ngọc Đức, út là Ngọc Tham, cùng mẹ với Duy Trừ.

Trong thời gian ở ngôi, Lê Thế Tông đó đặt hai niên hiệu

* Gia Thái (1573-1577)

* Quang Hưng (1578-1599)

 LÊ KÍNH TÔNG- KÍNH TÔNG DUỆ HOÀNG ĐẾ( 1600- 1619)

 Niên hiệu: – Thuận Đức( 1600)

                  –  Hoằng Địch( 1601- 1619)

 ” Thành tổ Triết Vương( Trịnh Tùng) tôn lập”

Vua Lê Kính tông, húy là Duy Tân, con thứ của Thế tông. Mẹ là Y Đức Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Minh, người xã Duy Tinh, huyện Hậu Lộc.

Vua sinh ngày 29 tháng 02 năm Mậu Tý( 1588). Bình An Vương Trịnh Tùng cùng với triều thần cho rằng Thái tử Trì( anh trai của Duy Tân) là người không thông minh, bèn lập con thứ( Duy Tân) lên làm vua.

Năm Kỷ Hợi( 1599), vua lên ngôi, bấy giờ mới 12 tuổi đổi niên hiệu 2 lần, Thuận Đức( 1600) và Hoằng Địch  bắt đầu từ năm Đinh Sửu( 1601).

Ngày 12 tháng 5 năm Kỷ Mùi( 1619) vua băng, ở ngôi 20 năm, thọ 32 tuổi, vua sinh được 3 người con trai và 2 người con gái, táng ở lăng Hoa Man, thôn Tịnh Xá, xã Bố Vệ.

Năm Đức Long thứ 4( 1632), truy tôn là Kính Tông Huệ Hoàng Đế./

 THẦN TÔNG UYÊN HOÀNG ĐẾ (1619 -1643)

 Vua tên húy là Duy Kỳ, con trai trưởng của Kính Tông, mẹ là Đoan Từ hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh, là con gái thứ 2 của Thượng phụ Bình An Vương. Vua sinh giờ Tý ngày 19 tháng 11 năm Đinh Mùi, niên hiệu Hoằng Định năm thứ 8 (1607). Đến năm Kỷ Mùi (1619), ngày 2 tháng 6 vua lên ngôi ở điện Cần Chính. Lấy ngày sinh làm ngày thọ dương thánh tiết. Vua ở ngôi 2 lần.

Lần thứ nhất ở ngôi 24 năm, bắt đầu từ năm Kỷ Mùi (1619) đến năm 1643. Đổi niên hiệu 3 lần: Vĩnh Tộ 11 năm (1619-1628); Đức Long 7 năm (1629-1634); Dương Hòa 9 năm (1634-1643). Sau đó nhường ngôi cho con là Chân Tông 6 năm (bắt đầu từ năm 1643-1649).

Lần thứ hai vua ở ngôi 13 năm (từ 1649-1662). Đổi niên hiệu 4 lần: Khánh Đức 4 năm (1649-1653); Đức Thịnh 5 năm (1653-1658); Vĩnh Thọ 3 năm (1658-1661); Vạn Khánh 1 năm (1662).

Đến ngày 22 tháng 9 năm Nhâm Tuất (1662) vua băng, thọ 56 tuổi. Ở ngôi tất cả 37 năm.

Sau khi băng hà, vua được an táng ở Ngọc Lăng- xã Quần Lai, huyện Lôi Dương (ngày nay thuộc xã Thọ Diên – huyện Thọ Xuân- Tỉnh Thanh Hóa). Dâng tôn hiệu: Uyên Hoàng đế. Miếu hiệu: Thần Tông.

Sách Đại việt sử kí toàn thư có lời bình rằng: ” Vua sống mũi cao, mặt rồng, thông minh học rộng, mưu lược sâu, văn chương giỏi, xứng đáng là bậc vua giỏi”.

Vua sinh được 4 trai, 6 gái và 2 người con nuôi. Trai trưởng là Duy Hựu (tức vua Chân Tông); thứ là Duy Vũ (tức vua Huyền Tông); 3 là Duy Cối (tức vua Gia Tông); 4 là Duy Du (tức Hi Tông).

 Tài liệu tham khảo:

  1. Đại việt sử kí toàn thư ( tập 3). Nxb Khoa học xã hội, năm 2009.
  2. Tiền Lê – Hậu Lê. Nxb Thanh Hóa, năm 2011.
  3. Lê triều ngọc phả tập ký.

 VUA LÊ CHÂN TÔNG (1643-1651); Niên hiệu: Phúc Thái

Lê Chân Tông húy là Duy Hựu còn có tên là Duy Hiệu, con trư­ởng của Thần Tông, mẹ là minh phục Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Bạch là ngư­ời xã Hoàng Sách, huyện Gia Viễn.

Vua sinh giờ tỵ, ngày 19 tháng 9 năm Tân Mùi 1631. Ngày 3 tháng 10 năm Quý Mùi 1643 lên ngôi, đổi niên hiệu một lần là Phúc Thái 7 năm, bắt đầu từ năm Quý Mùi.

 Mùa hạ tháng 4 ngày 19 mọi công việc nhà n­ước đều giao cho Trịnh Tạc xử quyết.

 Năm Phúc Thái thứ 4 (1646) vua Minh cho sứ thần sang phong cho Thái thư­ợng hoàng làm An Nam Quốc vư­ơng.

 Năm Kỷ Sửu 1651, ngày 26 tháng 8 vua băng, không có con nối dõi. Vua ở ngôi 7 năm thọ 20 tuổi. Rư­ớc thần chủ ở Thái miếu, miếu hiệu Chân Tông.

HUYỀN TÔNG MỤC HOÀNG ĐẾ (1663 – 1671)

 Vua có tên húy là Duy Vũ, con trai thứ của Thần Tông, em của Chân Tông, mẹ là Phạm Thị Ngọc Hậu (giỗ ngày 2 tháng 6, táng ở bản xã) người làng Qủa Nhuệ, huyện Lôi Dương (nay là xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân) tỉnh Thanh Hóa.

Vua sinh ngày 20 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1654), ngày 11 tháng 11 năm Nhâm Dần (1662) lên ngôi vua, lấy ngày sinh làm ngày Đoan Minh Khánh Tiết, lấy niên hiệu 1 lần là Cảnh Trị (1662 – 1671) 9 năm, bắt đầu từ năm Nhâm Dần (1662).

Lời bàn: “Vua tính trời nhân hậu, vẻ người nghiêm tĩnh, những năm ở ngôi, trong nước trị yên, thóc lúa được mùa cũng đáng gọi là bậc vua hiền. Nhưng vua ở ngôi không được lâu dài, đây là một điều rất đáng tiếc”.

Năm Giáp Thìn (1664) tháng 2, Vua ban cho Vương theo điển lễ đặc biệt không phải lạy. Khi vào chầu được đặt riêng một chiếc phản ở bên phải ngự thất.

Ngày 15 tháng 10 năm Tân Hợi (1671), giờ Tỵ ngày 15 tháng 10, vua băng hà không có con nối dõi ở ngôi 9 năm. Thọ 18 tuổi, táng ở lăng Cảnh Thịnh, huyện Lôi Dương, xây điện Càn Long phụng thờ. Dâng tên thụy là: Khoát đạt, Duệ thông, Cương minh, Trung chính, Ôn nhi, Hòa lạc, Khâm minh, Văn tứ, Doãn cung Tắc nhượng, Mục Hoàng đế. Miếu hiệu Huyền Tông.

  GIA TÔNG MỸ HOÀNG ĐẾ

 Vua húy là Duy Cối, con thứ ba của vua Lê Thần Tông. Mẹ là Chiêu Nghi Lê Thị Ngọc Hoàn, người xã Phúc Lôc, huyện Thụy Nguyên.

Vua sinh vào giờ Hợi ngày 4 tháng 4 năm Tân Sửu (1661) là em vua Lê Huyền Tông. Khi Thần Tông băng, Hoàng thái tử Duy Cối mới lên 2 tuổi. Duy Cối được Trịnh Tạc và chính phi Trịnh Thị Ngọc Lung đón về nuôi ở trong phủ.

Khi vua Huyền Tông qua đời không có con nối nghiệp, Chúa Trịnh cùng các triều thần văn võ lập Duy Cối lên ngôi, lúc đó vua mới 11 tuổi. Vua làm lễ đăng quang vào ngày 19 tháng 11 năm Tân Hợi (1671), lấy ngày sinh nhật làm ngày Thọ Dương thánh tiết đổi niên hiệu hai lần:

Dương Đức: từ năm (1672) đến (1674)

Đức Nguyên: từ tháng 10 năm Giáp Dần (1674 đến 1675)

Năm ất Mão (1675), giờ Mùi ngày 3 tháng 4 vua băng, thọ 15 tuổi, ở ngôi được 4 năm. Sau khi mất được an táng ở lăng Phúc An (xã Phúc Lộc huyện Thụy Nguyên). Chiều đình cho xây điện thiên Ninh phụng thờ. Dâng tôn thụy là;

 Khoan Minh Mẫn Đạt, Anh Quả Huy Phu, Khắc Nhân Vi Nghĩa Mỹ Hoàng Đế Miếu hiệu Gia Tông./.

  VUA LÊ HY TÔNG (1676 – 1705)

Lê Hy Tông còn có tên là Duy Cát, Duy Hợp là con thứ của Lê Thần Tông, mẹ là Trịnh Thị Ngọc Trúc hay Trịnh Thị Ngọc Tấn, sinh ra sau khi vua cha đã mất (tháng 9 năm 1662) khoảng 5 tháng.

Theo ghi chép của Khâm định Việt sử Thông giám C­ương mục. Mẹ ông ng­ười ở xã Đông Khối, huyện Gia Đình (tức huyện Gia Bình sau này). Trước khi qua đời, Lê Thần Tông dặn Tây vư­ơng Trịnh Tạc trông nom giúp đỡ ngư­ời con sắp ra đời, sau này cho Lê Duy Cát (Duy Hợp) nối ngôi.

Lúc Duy Cát mới 13 tuổi, đ­ợc Tây vư­ơng phò lên ngôi vua từ tháng 6 năm 1675. Lấy ngày sinh làm Thiên minh thánh tiết. Lúc này chiến tranh với họ Nguyễn ở Miền Nam đã chấm dứt, cả hai miền lo củng cố nội trị. Nhà vua tuân giữ cơ nghiệp sẵn có, rũ tay áo mà h­ưởng cuộc thịnh trị, kỷ cương thì chấn hư­ng, thư­ởng phạt thì nghiêm túc và công minh, phần nhiều các công khanh đều xứng đáng với chức vụ, trăm quan kính giữ phép tắc chế độ, nhân dân yên nghiệp làm ăn.

Đó là các năm d­ưới niên hiệu Vĩnh Trị (1676 – 1680) và Chính Hòa (1681 – 1705).

Thời kỳ Lê Hy Tông làm vua đ­ược ng­ời đời bấy giờ ca ngợi là thời thịnh trị bậc nhất thời Trung h­ưng,

 Sau 30 năm làm vua, tháng 4 năm Ất Dậu (1705). Lê Hy Tông truyền ngôi cho Hoàng thái tử là Lê Duy Đ­ường lên làm Thái Th­ượng hoàng.

Tháng 4 năm 1716 Lê Hy Tông băng hà hư­ởng thọ 74 tuổi táng tại Phú lăng làng Phúc Lâm, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. R­ước thần chủ thờ ở Thái miếu, miếu hiệu Hy Tông.

 DỤ TÔNG HOÀ HOÀNG ĐẾ

Vua Lê Dụ Tông huý là Duy Đ­ường sinh ngày 08 tháng 10 năm 1680 là con trư­ởng của vua Lê Hy Tông mẹ là Ôn Từ Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Ngọc Đệ, ngư­ời làng Sùng Quân, huyện Đông Ngàn (nay thuộc tỉnh Bắc Giang).

 Ngày 17 tháng 01 năm Ất Dậu (1705) Vua lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Vĩnh Thịnh và Thái Bảo (1705 – 1729).

Năm 1729 như­ờng ngôi cho con là Duy Ph­ường làm Thái th­ượng hoàng 2 năm  rồi băng hà vào ngày 20 tháng giêng năm Tân Hợi (1731) hư­ởng thọ 52 tuổi, Dâng tôn hiệu là Hoà Hoàng đế, Miếu hiệu Dụ Tông. Vua đ­ược táng ở lăng Cổ Đô huyện Đông Sơn (nay là xã Thiệu Đô huyện Thiệu Hoá) sau di táng về thôn Bái Trạch xã Bàn Thạch huyện Lôi Dư­ơng (nay thuộc xã xuân Giang huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá). Lăng Vua Lê Dụ Tông nằm cách trung tâm di tích lịch sử Lam Kinh 17km về phía Đông Nam, cách thị trấn Thọ Xuân 3km phía Đông Nam.

Sự nghiệp vua Lê Dụ Tông trong Lịch triều hiến chư­ơng loại chí của Phan Huy Chú có ghi: “Triều đại vua Lê Dụ Tông kỷ c­ương vững vàng hoàn bí”. Đời vua  khi đất nư­ớc t­ương đối thái bình, hình phạt bị giảm nhẹ (bỏ hình phạt chặt chân, tay).

Trong 24 năm ở ngôi nhà vua đã cho mở tr­ường Quốc học và H­ương học, đặt học quan để lo việc dạy dỗ, lại cấp ruộng đất cho nhà tr­ường để lấy hoa lợi chi phí. Lấy lại mỏ đồng Tụ Long lập đồng trụ làm mốc giới. Cấm quan quân không được đánh cờ bạc, uống r­ượu, đặt ra hình phạt nghiêm khắc đối với những kẻ gá bạc, đánh bạc, uống rư­ợu và chứa gái bất luận là quan, quân hay dân đều phải phạt tiền hơn kém khác nhau. Phải thu và tiêu huỷ hết các văn tự làm giả mạo, hễ viên quan nào hoặc kẻ nào đã dự cuộc đánh bạc biết ra tự thú tr­ớc thì đ­ợc miễn phạt. Xã trư­ởng và ph­ường tr­ưởng có biết mà không tố cáo cũng bị luận phạt, viên quan đi khám xét mà cho hoà giải sẽ bị khép vào tội xuề xoà.

Đánh giá về vua Lê Dụ Tông sách lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãnh ghi: ‘‘Bấy giờ vua thừa h­ưởng cơ nghiệp thái bình, không xảy ra binh đao, trong n­ớc vô sự, triều đình có làm đ­ược nhiều việc, pháp độ đ­ược rất đầy đủ, kỷ c­ương thi hành được hết. Xứ xa lạ thi dâng lễ vật tỏ lòng thành, th­ợng quốc thì trả lại đất, có thể gọi là đời cực thi thịnh, nhà vua rủ tay áo ngồi ở trên, không phải khó nhọc mà mọi việc đâu ra đấy. Khi nói đến cuộc thịnh trị ở thời bấy giờ ng­ời ta tất phải kể đến đời vua này’

VĨNH KHÁNH ĐẾ ( LÊ DUY PHƯỜNG)

Vua Lê Duy Phường, con trai thứ của vua Lê Dụ tông, mẹ là Trịnh Thị Tráng ( con gái Lương Mục Vương). Ông sinh năm 1709, đến năm 1729 Duy Phường được lập lên ngôi vua lấy ngày sinh làm ngày Tường Minh Khánh Tiết, đặt niên hiệu là vĩnh Khánh 4 năm và phong cha mình làm Thái Thượng Hoàng.

Sau khi lên ngôi, ông đã ban bố lời chiếu khá dài nói về công lao khai sáng của lê Thái tổ, công cuộc trung hưng và vai trò của các chúa Trịnh.

 Tháng Giêng năm 1731, sau khi Thượng Hoàng Lê Dụ tông băng hà, trong triều đình đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đến tháng 8 năm 1732 vua Lê Duy Phường bị chúa Trịnh Giang phế làm Hôn Đức Công, đến năm 1735 vua băng hà, ở ngôi 6 năm, thọ 26 tuổi.

Năm Canh Thân ( 1740), làm lễ chiêu hồn tại xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì. Vua sinh được 2 con trai, trưởng là Diệu, thứ là Hiên.

THUẦN TÔNG GIẢN HOÀNG ĐẾ

Vua huý là Duy Tường, con trưởng của Dụ Tông, anh của Duy phường. Mẹ là Trang Từ Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Niêm( sinh ngày 14 tháng 4, mất ngày 29 tháng 11 năm Ất Mão. Táng tại bản xã sau dời về táng ở Bố Vệ dựng điện tại bản xã phụng thờ).

Vua sinh ngày 15 tháng 2 năm Kỷ Mão( 1699), lên ngôi năm Nhâm Tý (1732), lấy niên hiệu là Long Đức. Vua băng hà ngày 15 tháng 4 năm ất Mão( 1735) ở ngôi 4 năm thọ 37 tuổi. Táng tại lăng Bình Ngô, huyện Thuỵ Nguyên. Dâng tôn hiệu: Giản hoàng đế.

Vua có thiên tư tinh thần đoan trang, thanh cao, hoà kính. tuy ngày là vua được ít nhưng nhờ có chúa giúp rập chính thống nên cơ đồ thấn thánh trở về vua nối, truyền đế lâu đời. Kinh Thi có câu rằng:” Thụ mệnh bất đãi, tại Vũ Đinh tôn tử” nghĩa là:” Chịu mệnh trời không nguy, lại truyền cho con cho cháu Vũ Đinh”. Vua cũng như lời thơ ấy.

Vua sinh được 4 con trai 4gái. Trưởng là Duy diêu (tức Hiển Tông) thứ là Duy Đàm, ba là Duy Hiên, út là Duy Du. Trưởng nữ là Ngọc Toán, thứ là Ngọc tri, ba là Ngọc Tích bốn là Ngọc Canh

 Ý TÔNG HUY HOÀNG ĐẾ (1735 – 1740)

Vua huý là Duy Thìn, con thứ của Lê Dụ Tông, em ruột của Lê Thuần Tông (Lê Duy T­ông). Thân mẫu là Hiên Từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Sắc, ngư­ời xã Bạc Nhuế, huyện Yên Phong.

Vua sinh ngày 9 tháng 2 năm Kỷ Hợi (1719), lên ngôi ngày 27 tháng 4 năm Ất Mão (1735). Sau khi lên ngôi, Vua lấy ngày sinh nhật làm ngày Xuân Hồn Thánh Tiết. Đổi niên hiệu một lần là Vĩnh Hựu ở ngôi 6 năm (1735 – 1740).

Năm Canh Thân (1740), như­ờng ngôi cho cháu là Duy Diêu và tôn Vua làm Thái Th­ượng hoàng ngự ở điện Càn Thọ 19 năm (1740 – 1759).

Giờ Ngọ ngày 8 tháng 6 nhuận năm Kỷ Mão (1759), Vua băng hà, thọ 41 tuổi. Táng ở lăng Phù Lê, huyện Thuỵ Nguyên. Dâng tôn hiệu là Huy Hoàng đế, miếu hiệu Ý Tông.

HIỂN TÔNG VĨNH HOÀNG ĐẾ (1740 – 1786)

Vua huý là Duy Diệu, con trư­ởng của Lê Thuần Tông, gọi Vua Lê Ý Tông là chú ruột, đ­ược Lê Ý Tông truyền ngôi cho. Thân mẫu là Nhu Thân Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc L­ương, ngư­ời xã Bảo Vực, huyện Văn Giang (tỉnh H­ưng Yên).

Vua sinh giờ Ngọ, ngày 10 tháng 4 năm Đinh Dậu (1717). Lên ngôi ngày 21 tháng 5 năm Canh Thân (1740), khi ấy Vua 23 tuổi, là dòng đích kế nối đại thống. Lấy ngày sinh nhật làm ngày Thanh Hoà Thánh Tiết. Đổi niên hiệu một lần là Cảnh H­ưng 47 năm bắt đầu từ năm Canh Thân (1740).

Năm ấy, nhà Thanh sai sứ sang phong cho Vua là An Nam Quốc Vư­ơng.

Năm Kỷ Sửu (1769), Thái tử Duy Vĩ bị Tĩnh V­ương giết, lại bắt giam cả Trưởng Hoàng tôn vào ngục và lập hoàng tử thứ năm là Duy Cận làm Thái tử.

Năm Nhâm Dần (1782), ngày 15 tháng 10, ba quân lại ủng hộ Trư­ởng Hoàng tôn về nội điện và lập Hoàng tôn là­ Khiêm nối ngôi. Giáng Duy Cận làm Sùng Nh­ược Công.

Ngày 15 tháng 7, Vua ngự coi triều thống nhất, văn võ bá quan đều tung hô vạn tuế ba lần. Bấy giờ Vua 70 tuổi, gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.

 Ngày 17 tháng 7 năm 1786, Vua băng hà, ở ngôi 47 năm, thọ 70 tuổi. Táng ở lăng Bàn Thạch, huyện Lôi D­ương. Dâng tôn hiệu là Vĩnh Hoàng đế. Miếu hiệu là Hiển Tông

 LÊ CHIÊU THỐNG  (1786-1789)

Lê Chiêu Thống tên thật là Lê Duy Khiêm sau khi lên ngôi đổi tên là Lê Duy Kỳ, là vua thứ 16 cũng là ông vua cuối cùng của triều Lê Trung Hưng, ở ngôi từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 đến tháng giêng năm 1789. Là con trưởng của thái tử cũ Duy Vi ( truy tôn Hựu Tông Diễn hoàng đế giỗ ngày 21 tháng 2).

Vua sinh ngày 22 tháng 9 năm Bính Tuất (1766) lên ngôi ngày 27 tháng 7 năm Bính Ngọ đổi niên hiệu một lần Chiêu Thống 4 năm bắt đầu từ năm Bính Ngọ(1786). Ngày 1tháng 9 năm Đinh Mùi 1787 vua Quang Trung tiến quân ra kinh thành Vua Chiêu Thống chạy lên Kinh bắc, cử người sang cầu viện quân Thanh.

Tháng 5 năm Nhâm Tý, tức năm Càn Long thứ 57(1792) con trai chết, Chiêu Thống thất vọng chán nản, lâm bệnh rồi qua đời ngày 16 tháng 10 âm lịch năm 1793 tức năm Quý Sửu, Vua băng hà, ở ngôi 4 năm thọ 28 tuổi táng tạm ở Bắc Kinh, nhà Thanh lại phong cho Duy An được kế tập chức đó quản lý người bản quốc (An Nam).

Ngày 21 tháng 9 năm Giáp Tý (1804) Duy An cùng vợ con theo vua tòng vong trở về. Rước linh cữu của Vua, Thái Hậu và nguyên tử về táng ở Bàn Thạch huyện Lôi Dương nay thuộc Thọ Xuân- Thanh Hoá. Lê Chiêu Thống không cón tôn hiệu, miếu hiệu. Nguyễn Ánh( Gia Long) lên ngôi năm 1802 đã lấy một phần vạt liệu ở Đông Kinh Thằng Long hà Nội và một phần vật liệu ở Lam Kinh về xây đền nhà Lê ở Bố Vệ- Thành phố Thanh Hoá và bài vị của Vua cũng được đưa về đặt trên bàn thờ. Vua sinh được 2 người con một trai, một gái, trưởng là Thuyên mất sớm ở Bắc quốc, nữ là Ngọc Nga ở lại Bắc quốc không có con.

 Nguồn ditichlamkinh.vn

Chia sẻ:

Các tin liên quan